Quản lý nội dung HTML

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Công nghiệp bán dẫn thúc đẩy kinh tế Việt Nam đến năm 2050
Người đăng tin: Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên Ngày đăng tin: 16/10/2024 Lượt xem: 5

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, công nghiệp bán dẫn Việt Nam chia làm 03 giai đoạn từ nay đến năm 2050.


Xác định công nghệ bán dẫn sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn giúp Việt Nam phát triển các lĩnh vực công nghệ cao và tiệm cận với thế giới trong lĩnh vực kinh tế số, công nghiệp điện tử. Với mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam cơ bản hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn Việt Nam tự chủ, có năng lực dẫn đầu ở một số công đoạn, phân khúc của chuỗi sản xuất; doanh thu lĩnh vực bán dẫn và công nghiệp điện tử Việt Nam giai đoạn 2040-2050 ước đạt 1.200 tỷ USD/năm (trong đó, giá trị gia tăng tại Việt Nam chiếm 20-25%); thành lập hơn 300 doanh nghiệp thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử chip và đào tạo đội ngũ trên 100.000 kỹ sư, cử nhân đáp ứng năng lực của ngành bán dẫn.

Giai đoạn

Số lượng doanh nghiệp thiết kế Chip

Số lượng nhà máy chế tạo chíp bán dẫn

Số lượng nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm

Phát triển nguồn nhân lực (kỹ sư, cử nhân)

Doanh thu công nghiệp bán dẫn

Doanh thu công nghiệp điện tử

Doanh thu

(tỷ USD/ năm)

GTGT tại VN (%)

Doanh thu

(tỷ USD/ năm)

GTGT tại VN (%)

2024-2030

100

01

10

50.000

25

10-15%

225

10-15%

2030-2040

200

02

15

100.000

50

15-20%

485

15-20%

2040-2050

300

03

20

100

20-25%

1.045

20-25%

03 giai đoạn định hướng công nghiệp bán dẫn, công nghiệp điện tử của Việt Nam

Lĩnh vực bán dẫn Việt Nam được xây dựng dựa trên 04 nền tảng cơ bản là: (1) chip chuyên dụng; (2) điện tử, công nghiệp điện tử; (3) nhân tài, nhân lực; (4) Việt Nam là điểm đến mới an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn. Chip Việt Nam phát triển theo công thức:

Trong đó, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa công nghiệp là công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0, mà chip bán dẫn là điều kiện tiên quyết để hình thành IoT, AI và tự động hóa. Cùng với những tính năng ưu việt của chip chuyên dụng so với chip đa dụng, Chính phủ lựa chọn chip chuyên dụng để phát triển là hướng đi sáng tạo, phù hợp với xu hướng của thế giới. Để nâng cao giá trị gia tăng của chip bán dẫn, việc đẩy mạnh phát triển nền công nghiệp điện tử trong nước là hết sức cần thiết, từng bước giúp các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ công nghệ, hiện thực hóa mục tiêu sản xuất sản phẩm “made in Viet Nam”. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác đào tạo, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết trong thời gian tới.

        Chiến lược đề ra một số giải pháp chủ yếu: đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ lõi, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực trong nước và thu hút nguồn nhân lực ngoài nước; tăng cường hợp tác, chia sẽ kinh nghiệm trong lĩnh vực bán dẫn; kêu gọi đầu tư FDI…

        N.Phong


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Tin tức

Tin tức

Bản tin chuyển đổi số

Quản lý Video

Danh sách kiểu

 
Kế hoạch tắt sóng 2G
Xem thêm

Dịch vụ công

Nhúng IFrame

Văn bản điện tử

Nhúng IFrame

Cẩm nang chuyển đổi số

Quản lý nội dung HTML

TRANG THÔNG TIN CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH PHÚ YÊN

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đào Phạm Hoàng Quyên - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên

Địa chỉ: Số 10 Trần Phú - P7 - TP Tuy Hòa - Tỉnh Phú Yên. Điện thoại: 02573 843 171. Email: stttt@phuyen.gov.vn

Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên

Đăng nhập